Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại 22 quốc gia

Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại 22 quốc gia


Mới đây, Bộ NN&PTNT vừa công bố nhãn hiệu gạo quốc gia Gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Nhãn hiệu này được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia khác.

Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam thuộc top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn thế giới, chỉ sau Thái Lan và Ấn Độ.

Tuy nhiên, gạo Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu quốc gia, giá bán hạt gạo thấp hơn so với thương hiệu gạo Thai Hom Mali của Thái Lan và gạo Basmati của Ấn Độ.

Với định hướng thay đổi chiến lược, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, chú trọng xây dựng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận trong nước và quốc tế.

Bộ NN&PTNT tiến hành xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam ở Việt Nam theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Giấy chứng bảo hộ nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice có hiệu lực trong 10 năm.

Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại 22 quốc gia - Ảnh 1.

Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được 22 quốc gia bảo hộ. (Ảnh: VTV)

Đến nay, nhãn hiệu Vietnam Rice có 19 quốc gia chấp nhận bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường, bao gồm Indonesia, Nga và OAPI và 17 nước châu Phi. Nhãn hiệu được 3 quốc gia là Trung Quốc, Brunei và Na Uy bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận.

Như vậy, hiện tại nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice được bảo hộ tại Việt Nam và 22 quốc gia, bao gồm cả nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu chứng nhận.

Cùng với hoạt động xây dựng biểu trưng, hệ thống nhận diện… cho nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, Bộ NN&PTNT cũng tiến hành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về gạo làm cơ sở cho việc sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trong thực tế.

Bộ NN&PTNT xây dựng 3 tiêu chuẩn quốc gia về gạo, bao gồm TCVN 11888-2017 gạo trắng; TCVN 11889:2017 gạo thơm trắng và 8368:2010 gạo nếp trắng.

Việc cấp nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice cho các đơn vị kinh doanh và xuất khẩu gạo nhằm nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam.

Đồng thời, củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phòng chống hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice.

Mặt khác, theo quy định của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và luật quốc gia của một số nước thành viên hệ thống Madrid, sau từ 3-5 năm kể từ ngày công nhận nhãn hiệu và cấp mã số bảo hộ mà không sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thì sẽ bị tước quyền bảo hộ.

Bộ NN&PTNT cho rằng cần cấp cho doanh nghiệp và phổ biến việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam/Vietnam Rice trên thị trường thế giới.

Để có cơ sở pháp lý cao nhất cho việc phát triển thương hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, Bộ kiến nghị Thủ tướng cho phép xây dựng nghị định quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice theo trình tự thủ tục rút gọn.

Dự kiến những nội dung của dự thảo quy định về trình tự, thủ tục quản lý sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice, cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, tiêu chí, tiêu chuẩn về quyền sử dụng nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice

Theo: Vietnambiz




(+84) 0832 66 67 68